Công dụng chủ yếu:
Hương thảo là loài cây bụi có giá trị cao trong y học và ẩm thực. Người ta dùng chúng để làm gia vị, xua muỗi, trị liệu bằng xoa bóp, sản xuất mỹ phẩm và dược phẩm. Các hợp chất trong cây hương thảo được đưa vào kem dưỡng da, xà phòng thơm…
Cách trồng cây hương thảo:
- Cây hương thảo là loài cây ưa nắng. Nên vị trí trồng nên ưu tiên chỗ nắng tốt.- Vì là giống chủ yếu dùng lá nên hương thảo trồng chậu được. Chậu lớn nhỏ đều trồng được.
- Sâu bệnh: Hương thảo gần như rất hiếm sâu bệnh.
- Bón phân: loại phân ưa dùng của các loại cây kiểng là bánh dầu, phân bò, các loại phân hữu cơ. Phân kali và NPK....
Đặc tính của cây hương thảo
Cây hương thảo có tên khoa Rosmarinus officinalis L., thuộc họ Hoa môi. Đây là loại cây nhỏ cao 1-2m, phân nhánh và mọc thành bụi. Lá nhiều, hẹp, hình dải, dai, có mép gập xuống, không cuống, màu xanh sẫm và nhẵn ở trên, phủ lông rải rác màu trắng ở mặt dưới. Hoa xếp 2-10 ở các vòng lá, dài cỡ 1cm, màu lam nhạt hơi có màu hoa cà với những chấm tím ở phía trong các thuỳ. Toàn cây có mùi rất thơm.
Cây có xuất xứ từ vùng Địa Trung Hải. Hiện nay, cây hương thảo xuất hiện ở hầu khắp các châu lục trong đó có Việt Nam. Hương thảo thường trồng bằng cách giâm cành hay gieo hạt.
Lá và hoa của cây hương thảo có chứa tinh dầu thảo mộc và một hương thơm rất đặc trưng nên được sử dụng làm gia vị trong nấu ăn. Một số món ăn rất được ưa dùng với cây hương thảo gồm: Gà nướng hương thảo, tôm xiên nướng hương thảo, nước ép bổ sung hương thảo …
Ngoài những công dụng trong ẩm thực, cây hương thảo còn có chứa nhiều thành phần hóa học có lợi cho sức khỏe như: Tinh dầu; tanin mà thành phần gồm có a-pinen (tới 80%), terpen, borneol, acetat bornyl, camphor, cineol và một sesquiterpen (caryophyllen; choline; glucosid không tan trong nước; saponosid acid; các acid hữu cơ (citric, glycolic, glyeeric); acid rosmarinic; và hai heterosid là romaside và romarinoside.
Hương thảo có vị chát, nóng, mùi thơm nồng, hơi se, có tính tẩy uế và chuyển máu. Khi dùng với liều thấp, hương thảo gây sự dồn máu ở các cơ quan vùng bụng, kích thích sự tiết dịch ở dạ dày và ruột; nó cũng lợi tiểu. Ngược lại khi dùng với liều cao, hương thảo gây co thắt và chóng mặt. Tinh dầu hương thảo có tác dụng thông ruột, lợi mật và lợi tiểu.
Ở châu Âu, người ta cũng dùng lá hương thảo làm pommat và thuốc xoa trị thấp khớp và đau nửa đầu. Nước hãm (nấu một nắm lá trong ½ lít nước để chiết hết thuốc) dùng rửa các vết thương nhiễm trùng và lâu khỏi. Dùng nước hãm này còn giúp lợi tiểu và gây tiết mật.
Ở Philippines, người ta dùng nước hãm để điều trị viêm giác mạc nhẹ bằng cách rửa mắt 3-4 lần trong ngày. Người ta cũng dùng hương thảo để nấu nước tắm giúp trị thấp khớp, xuất huyết và bại liệt.
Bông hương thảo |
Lợi ích sức khỏe của hương thảo
Tốt cho daHương thảo có tính kháng nấm và kháng khuẩn, làm trẻ hóa làn da bằng cách cải thiện lưu thông máu vào trong mao mạch da. Nó có thể chống lại chứng viêm và kích ứng da và rất hữu ích trong điều trị mụn trứng cá, viêm da, eczema và các bệnh ngoài da khác… Thoa hương thảo lên da thường xuyên sẽ giúp da của bạn mịn mang và trắng sáng.
Tốt cho tóc
Thường xuyên sử dụng hương thảo sẽ kích thích các nang tóc mọc lại và tăng lưu thông máu trên da đầu giúp cải thiện tình trạng da đầu và giúp tóc mọc dày hơn. Thoa hương thảo lên tóc giúp bổ sung dưỡng chất cho da đầu làm tăng độ ẩm cần thiết nên rất hiệu quả đối với da đầu khô và bị bong tróc. Đặc biệt, hương thảo còn là một là phương thuốc tuyệt vời trong việc trị gàu và diệt chấy (chí).
Giảm đau
Hương thảo là dược liệu kỳ diệu trong việc làm giảm những cơn đau bụng kinh liên tiếp và chữa viêm khớp, đau nhức cơ bắp và chứng đau đầu. Hương thảo thường được dùng để tạo ra các loại thuốc chống mệt mỏi, căng thẳng do làm việc quá sức.
Tốt cho não
Hương thảo là một loại thuốc bổ não, cải thiện bộ nhớ và sự tập trung. Nó kích thích não bộ và hệ thống thần kinh trung ương chống lại những cơn mệt mỏi, stresss. Nó cũng là một loại thảo dược ngăn ngừa chứng trầm cảm, mệt mỏi, chán nản và hay quên.
Các nhà hóa sinh của Đại học Northumbria tại Anh đã yêu cầu 20 người tình nguyện làm các bài kiểm tra khả năng tư duy nhanh, chính xác trước và sau khi ngửi tinh dầu của cây hương thảo. Máu của các tình nguyện viên cũng được phân tích trước và sau khi họ ngửi tinh dầu. Kết quả cho thấy điểm trung bình của nhóm tình nguyện viên sau khi ngửi tinh dầu hương thảo cao hơn hẳn so với điểm trung bình trước đó.
Tốt cho hệ hô hấp
Với các vấn đề về cổ họng, xoang làm bạn khó chịu, mệt mỏi trong một thời gian dài, thì giờ đây hương thảo sẽ giúp bạn thoát khỏi tình trạng đó vì nó có tác dụng làm thông mũi và dịu cổ họng. Hương thảo cũng có thể chữa hen suyễn, viêm phế quản, ho, cảm lạnh, cúm…
Ngoài các lợi ích trên, hương thảo còn là một chất chống oxy hóa tuyệt vời, có khả năng chữa ung thư và rất tốt cho hệ tiêu hóa.
:like:
Trả lờiXóa