1. Đất trồng: Chân ruộng nào cũng trồng được ổi lê Đài Loan, nhưng tốt nhất là trồng trên ruộng đất thịt trung bình, chất lượng quả sẽ cao hơn. Yêu cầu ruộng trồng phải tưới, tiêu chủ động.
2. Thời vụ: Ở các tỉnh miền Bắc nên trồng từ tháng 2-4 hoặc tháng 8-10.
3. Kỹ thuật trồng: Trồng bằng cây ghép hoặc cành chiết, chọn mua cây khỏe, sạch bệnh, đúng giống, nếu là cây ghép phải tỉa bỏ các mầm cây phát sinh bên ngoài mắt ghép; lên luống để rãnh tiêu nước; đào hố hình vuông hình khối: 50 x 50 x 50cm, hố cách hố: 3 x 4m, mật độ trồng: 30-35 cây/sào (360m2).
+ Bón lót cho 1 hố: 0,5kg vôi bột + 1kg Super lân + 0,5- 0,7kg NPK (16-16-8) + 4-5kg phân gia cầm hoai mục; vôi bột rải lót đáy hố, phủ lớp đất mỏng, số phân còn lại trước khi đưa tiếp xuống hố cần trộn đều với lớp đất mặt; khi trồng gỡ bỏ túi nilon bao bầu; đặt cây trồng ngay ngắn giữa hố, lấp đất kín tới 5-7cm gốc ghép; nén nhẹ rồi tưới đẫm nước.
+ Bón thúc: 2 năm đầu định kỳ bón cho mỗi gốc 0,5-1kg phân AT1 (18.14.7); từ năm thứ 3 chuyển sang khai thác quả, tốt nhất để dưới gốc cây 1 bao phân gia cầm 25-30kg (tận dụng vỏ bao lân, đạm để đựng), miệng bao buộc kín, đáy bao đục 1 vài lỗ nhỏ, mỗi lần bơm nước dưỡng cây, tưới đẫm vào bao cho rỉ nước phân xuống đất, rễ cây hút; 4-6 tháng thay 1 bao phân mới, phân cũ rải ra vườn; ngoài ra sau mỗi lần bao quả bón thúc thêm mỗi cây 0,3-0,4kg Kali sunfat hoặc Kali clorua để tăng chất lượng quả. Những nơi không có phân gia cầm có thể thay bằng phân bón AT2 (10.15.15), liều lượng 1-2kg/gốc (bón giai đoạn cây mang quả). Sau trồng 8-12 tháng cây đã bắt đầu ra hoa, đậu quả, tuy nhiên trong 1,5- 2 năm đầu không nên khai thác quả ngay, để tập trung dinh dưỡng nuôi cây và tạo hình cho cây. Ổi lê Đài Loan là giống sinh trưởng khỏe, quả to, sinh khối lớn nên có thể đầu tư phân bón cao để khai thác năng suất mà không lo lốp đổ, nhưng phải chăm bón cân đối.
3. Tạo hình cho cây: Đây là việc làm cần thiết trong suốt quá trình khai thác quả trên cây; cần bấm ngọn sớm để cây phát sinh các cành cấp I ở các vị trí thân cây dưới 1m (tính từ gốc); cắt tỉa để lại 3-5 cành cấp I phân đều ra các hướng; trên các cành cấp I tỉa bỏ các cành tăm, cành mọc sâu vào trong tán; hạ thấp chiều cao cành xuống dưới 1,5m -1,7; tạo thế cây phát triển cân đối, thuận tiện chăm sóc, thu hoạch và tăng khả năng chống đổ. Ổi lê Đài Loan có thể ra quả quanh năm trên các mầm cây bật từ nách lá, cây càng nhiều mầm nách càng nhiều quả. Để có nhiều mầm nách người ta thường làm trẻ hóa cây bằng cách gây tổn thương cơ giới: Sau mỗi lần kết thúc thu quả lại bấm ngọn hoặc vít cành, tùy theo vị trí của cành để xác định cách bấm tỉa, hay vít cành cho hợp lý, đối với các cành vượt cao quá tầm với thì dùng kéo cắt hạ thấp độ cao, đối với các cành vượt ngang ngoài tán nên dùng dây mềm buộc vít cong cành vào phía trong; các cành còn lại chỉ ngắt bỏ 5-10cm ngọn cành, trên các cành vít cong, cành bấm tỉa sẽ phát sinh các mầm mới, thêm hoa, nhiều quả. Cần kết hợp hài hòa giữa cắt tỉa với vít cành để tránh gây tổn thương nhiều cho cây, tiêu hao năng lượng, yếu cây, giảm năng suất.
4. Khai thác quả: Sau khi cây tắt hoa 10 ngày (đường kính quả 0,5-1cm), tiến hành tỉa định quả, tỉa bỏ các quả còi cọc, quả sâu bệnh, để lại 1 quả trên chùm có trên 2 quả; tùy theo cây khỏe hay yếu mà xác định lượng quả để lại trên cây cho hợp lý, cành yếu, cành vượt để ít quả, cành khỏe, cành ngang để nhiều quả. Để có quả to, hợp thị hiếu người tiêu dùng, bán được giá thì cây 2-3 năm tuổi nên để 60-80 quả/cây; cây 4-5 năm tuổi để 200-250 quả/cây.
5. Phòng trừ sâu bệnh: Trên giống ổi lê Đài loan có 3 đối tượng sâu bệnh gây hại chính là sâu róm, rệp sáp và ruồi đục quả, cần áp dụng phương pháp phòng trừ tổng hợp, để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm:
Sâu róm: Trong năm thường xuất hiện với mật độ cao từ tháng 2-4, hại hoa, quả non và mầm ngọn, có thể phun trừ hiệu quả bằng thuốc Sherpa 2-3%, Trebon 2%...
Rệp sáp: Trích hút dịch cây, gây hại các lá non, lộc non và quả cây, sử dụng Suprathion 40EC hoặc Bassa để phun trừ, nên hỗn hợp thuốc phun trừ với bệnh sương mai và sâu róm;
Ruồi đục quả gây hại quả trong suốt quá trình phát triển của quả, ruồi đục vỏ quả, đẻ trứng vào đó, hóa dòi đục ăn vào ruột quả, phòng trừ không kịp thời có thể thất thu cả vườn quả. Phòng trừ đối tượng này rất hiệu quả bằng cách bao quả sớm;
* Kỹ thuật bao quả (kết hợp với quá trình tỉa định quả trên cây): Bao quả bằng 2 túi, lưới xốp và nilon trắng kích thước 10 x12cm, lồng 2 túi vào nhau, trong lưới xốp, ngoài bao nilon, đáy đục vài lỗ nhỏ để thoát hơi nước, tránh thối quả; đưa miệng túi vào bao quả, dùng băng dính kín miệng tới cuổng quả hoặc 1 phần cành, như vậy sẽ đảm bảo cho đến khi quả chín không bị nhiễm bất cứ sâu bệnh nào, ngăn chặn được mọi yếu tố độc hại có thể tác động từ môi trường, sản phần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Có thể tận dụng túi lưới xốp bao hoa quả ngoài chợ để bao ổi, tiết kiệm chi phí, nhưng phải xử lý túi trong dung dịch xút (nước xà phòng) để diệt trừ tồn dư sâu, bệnh; Chú ý, ngay khi cây tắt hoa phải phun phòng một số sâu bệnh: Ruồi đục quả, rệp sáp, bệnh sương mai... sau 10 ngày tỉa bao quả và tỉa định quả; trong 1-2 năm đầu, vườn cây chưa khép tán, có thể trồng xen các cây: Cà Pháo, ớt, lạc, đậu tương hoặc đậu xanh để tăng thu nhập, giữ ẩm cho đất, chống xói mòn và hạn chế cỏ dại.
5. Thu hoạch quả: Ổi lê Đài Loan tăng trọng rất nhanh, từ khi cây tắt hoa, đậu quả đến chín khoảng 35-45 ngày tùy mùa vụ, cần kiểm tra thu hoạch kịp thời, khi vỏ quả chuyển từ màu xanh sang màu sáng (gần với màu vàng chanh), dùng kéo cắt sát cuống, gỡ bỏ túi nilon bao ngoài, để nguyên túi lưới xốp, xếp vào thùng xốp hoặc caton đưa đi tiêu thụ.
Bằng cách làm này, nhiều gia đình nông dân xã Liên Nghĩa (Văn Giang-Hưng Yên) đã cho thu hoạch 15-25 triệu đồng/1 sào trồng ổi lê Đài Loan/1 năm, vì sản phẩm quả được người tiêu dùng ví như ổi sạch./.
Tác giả: Thạc sĩ-NGUYỄN HẢI TIẾN2. Thời vụ: Ở các tỉnh miền Bắc nên trồng từ tháng 2-4 hoặc tháng 8-10.
3. Kỹ thuật trồng: Trồng bằng cây ghép hoặc cành chiết, chọn mua cây khỏe, sạch bệnh, đúng giống, nếu là cây ghép phải tỉa bỏ các mầm cây phát sinh bên ngoài mắt ghép; lên luống để rãnh tiêu nước; đào hố hình vuông hình khối: 50 x 50 x 50cm, hố cách hố: 3 x 4m, mật độ trồng: 30-35 cây/sào (360m2).
+ Bón lót cho 1 hố: 0,5kg vôi bột + 1kg Super lân + 0,5- 0,7kg NPK (16-16-8) + 4-5kg phân gia cầm hoai mục; vôi bột rải lót đáy hố, phủ lớp đất mỏng, số phân còn lại trước khi đưa tiếp xuống hố cần trộn đều với lớp đất mặt; khi trồng gỡ bỏ túi nilon bao bầu; đặt cây trồng ngay ngắn giữa hố, lấp đất kín tới 5-7cm gốc ghép; nén nhẹ rồi tưới đẫm nước.
+ Bón thúc: 2 năm đầu định kỳ bón cho mỗi gốc 0,5-1kg phân AT1 (18.14.7); từ năm thứ 3 chuyển sang khai thác quả, tốt nhất để dưới gốc cây 1 bao phân gia cầm 25-30kg (tận dụng vỏ bao lân, đạm để đựng), miệng bao buộc kín, đáy bao đục 1 vài lỗ nhỏ, mỗi lần bơm nước dưỡng cây, tưới đẫm vào bao cho rỉ nước phân xuống đất, rễ cây hút; 4-6 tháng thay 1 bao phân mới, phân cũ rải ra vườn; ngoài ra sau mỗi lần bao quả bón thúc thêm mỗi cây 0,3-0,4kg Kali sunfat hoặc Kali clorua để tăng chất lượng quả. Những nơi không có phân gia cầm có thể thay bằng phân bón AT2 (10.15.15), liều lượng 1-2kg/gốc (bón giai đoạn cây mang quả). Sau trồng 8-12 tháng cây đã bắt đầu ra hoa, đậu quả, tuy nhiên trong 1,5- 2 năm đầu không nên khai thác quả ngay, để tập trung dinh dưỡng nuôi cây và tạo hình cho cây. Ổi lê Đài Loan là giống sinh trưởng khỏe, quả to, sinh khối lớn nên có thể đầu tư phân bón cao để khai thác năng suất mà không lo lốp đổ, nhưng phải chăm bón cân đối.
3. Tạo hình cho cây: Đây là việc làm cần thiết trong suốt quá trình khai thác quả trên cây; cần bấm ngọn sớm để cây phát sinh các cành cấp I ở các vị trí thân cây dưới 1m (tính từ gốc); cắt tỉa để lại 3-5 cành cấp I phân đều ra các hướng; trên các cành cấp I tỉa bỏ các cành tăm, cành mọc sâu vào trong tán; hạ thấp chiều cao cành xuống dưới 1,5m -1,7; tạo thế cây phát triển cân đối, thuận tiện chăm sóc, thu hoạch và tăng khả năng chống đổ. Ổi lê Đài Loan có thể ra quả quanh năm trên các mầm cây bật từ nách lá, cây càng nhiều mầm nách càng nhiều quả. Để có nhiều mầm nách người ta thường làm trẻ hóa cây bằng cách gây tổn thương cơ giới: Sau mỗi lần kết thúc thu quả lại bấm ngọn hoặc vít cành, tùy theo vị trí của cành để xác định cách bấm tỉa, hay vít cành cho hợp lý, đối với các cành vượt cao quá tầm với thì dùng kéo cắt hạ thấp độ cao, đối với các cành vượt ngang ngoài tán nên dùng dây mềm buộc vít cong cành vào phía trong; các cành còn lại chỉ ngắt bỏ 5-10cm ngọn cành, trên các cành vít cong, cành bấm tỉa sẽ phát sinh các mầm mới, thêm hoa, nhiều quả. Cần kết hợp hài hòa giữa cắt tỉa với vít cành để tránh gây tổn thương nhiều cho cây, tiêu hao năng lượng, yếu cây, giảm năng suất.
4. Khai thác quả: Sau khi cây tắt hoa 10 ngày (đường kính quả 0,5-1cm), tiến hành tỉa định quả, tỉa bỏ các quả còi cọc, quả sâu bệnh, để lại 1 quả trên chùm có trên 2 quả; tùy theo cây khỏe hay yếu mà xác định lượng quả để lại trên cây cho hợp lý, cành yếu, cành vượt để ít quả, cành khỏe, cành ngang để nhiều quả. Để có quả to, hợp thị hiếu người tiêu dùng, bán được giá thì cây 2-3 năm tuổi nên để 60-80 quả/cây; cây 4-5 năm tuổi để 200-250 quả/cây.
5. Phòng trừ sâu bệnh: Trên giống ổi lê Đài loan có 3 đối tượng sâu bệnh gây hại chính là sâu róm, rệp sáp và ruồi đục quả, cần áp dụng phương pháp phòng trừ tổng hợp, để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm:
Sâu róm: Trong năm thường xuất hiện với mật độ cao từ tháng 2-4, hại hoa, quả non và mầm ngọn, có thể phun trừ hiệu quả bằng thuốc Sherpa 2-3%, Trebon 2%...
Rệp sáp: Trích hút dịch cây, gây hại các lá non, lộc non và quả cây, sử dụng Suprathion 40EC hoặc Bassa để phun trừ, nên hỗn hợp thuốc phun trừ với bệnh sương mai và sâu róm;
Ruồi đục quả gây hại quả trong suốt quá trình phát triển của quả, ruồi đục vỏ quả, đẻ trứng vào đó, hóa dòi đục ăn vào ruột quả, phòng trừ không kịp thời có thể thất thu cả vườn quả. Phòng trừ đối tượng này rất hiệu quả bằng cách bao quả sớm;
* Kỹ thuật bao quả (kết hợp với quá trình tỉa định quả trên cây): Bao quả bằng 2 túi, lưới xốp và nilon trắng kích thước 10 x12cm, lồng 2 túi vào nhau, trong lưới xốp, ngoài bao nilon, đáy đục vài lỗ nhỏ để thoát hơi nước, tránh thối quả; đưa miệng túi vào bao quả, dùng băng dính kín miệng tới cuổng quả hoặc 1 phần cành, như vậy sẽ đảm bảo cho đến khi quả chín không bị nhiễm bất cứ sâu bệnh nào, ngăn chặn được mọi yếu tố độc hại có thể tác động từ môi trường, sản phần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Có thể tận dụng túi lưới xốp bao hoa quả ngoài chợ để bao ổi, tiết kiệm chi phí, nhưng phải xử lý túi trong dung dịch xút (nước xà phòng) để diệt trừ tồn dư sâu, bệnh; Chú ý, ngay khi cây tắt hoa phải phun phòng một số sâu bệnh: Ruồi đục quả, rệp sáp, bệnh sương mai... sau 10 ngày tỉa bao quả và tỉa định quả; trong 1-2 năm đầu, vườn cây chưa khép tán, có thể trồng xen các cây: Cà Pháo, ớt, lạc, đậu tương hoặc đậu xanh để tăng thu nhập, giữ ẩm cho đất, chống xói mòn và hạn chế cỏ dại.
5. Thu hoạch quả: Ổi lê Đài Loan tăng trọng rất nhanh, từ khi cây tắt hoa, đậu quả đến chín khoảng 35-45 ngày tùy mùa vụ, cần kiểm tra thu hoạch kịp thời, khi vỏ quả chuyển từ màu xanh sang màu sáng (gần với màu vàng chanh), dùng kéo cắt sát cuống, gỡ bỏ túi nilon bao ngoài, để nguyên túi lưới xốp, xếp vào thùng xốp hoặc caton đưa đi tiêu thụ.
Bằng cách làm này, nhiều gia đình nông dân xã Liên Nghĩa (Văn Giang-Hưng Yên) đã cho thu hoạch 15-25 triệu đồng/1 sào trồng ổi lê Đài Loan/1 năm, vì sản phẩm quả được người tiêu dùng ví như ổi sạch./.
ổi Đài Loan 15.000đ/cây
The Gioi Cay Giong . since 1993
-- 20 năm tuyển chọn giống cây trồng --
0906194819 - Hòa ( phụ trách toàn quốc)
0988868620 - Nhẫn ( khu vực Đông nam bộ )
ĐC :Ấp 14 - Long Trung -Cai Lậy - Tiền Giang
Chi nhánh Bình Dương : Ấp 3 - Trừ Văn Thố Bến Cát - Bình Dương
http://www.thegioicaygiong.com/
www.oidailoan.blogspot.com
-- 20 năm tuyển chọn giống cây trồng --
0906194819 - Hòa ( phụ trách toàn quốc)
0988868620 - Nhẫn ( khu vực Đông nam bộ )
ĐC :Ấp 14 - Long Trung -Cai Lậy - Tiền Giang
Chi nhánh Bình Dương : Ấp 3 - Trừ Văn Thố Bến Cát - Bình Dương
http://www.thegioicaygiong.com/
www.oidailoan.blogspot.com
0 nhận xét :
Đăng nhận xét